Tên công trình: Trạm xử lý nước thải tập trung thuộc hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Diên Phú, tỉnh Gia Lai
Công suất: 1250 m3/ngày.đêm
Địa điểm công trình: Xã Diên Phú, TP. Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
Tiêu chuẩn đầu ra: QCVN 40:2011/ BTNMT
Phạm vi công việc: Thiết kế, Thi công, Vận hành, Chuyển giao công nghệ
- Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh từ các nhà nhà máy trong khu công nghiệp sau khi xử lý đạt TCVN 5945:2005, cột C.
- Các ngành nghề dự kiến trong khu công nghiệp là: chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, cơ khí.
- Thống số đầu vào của hệ thống xử lý:
-
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TCVN 5945:2005, cột C
Thông số thiết kế
1
pH
5-9
5-9
2
BOD5
mg/l
100
300
3
COD
mg/l
400
450
4
TSS
mg/l
200
200
5
Dầu mỡ
mg/l
10
10
6
Tổng nitơ
mg/l
60
60
7
Amoni
mg/l
15
15
8
Tổng photpho
mg/l
8
8
Thống số đầu ra của hệ thống xử lý: Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt QCVN 40:2011 , cột B trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
-
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
QCVN 40:2011, cột B
1
pH
5-9
2
BOD5
mg/l
50
3
COD
mg/l
150
4
TSS
mg/l
100
5
Dầu mỡ
mg/l
10
6
Tổng nitơ
mg/l
40
7
Amoni
mg/l
10
8
Tổng photpho
mg/l
6
9
Coliform
vi khuẩn /100ml
5.000
Thiết bị tách rác thô
Trước khi vào bể gom, nước thải được dẫn qua thiết bị tách rác thô để tách các loại rác có kích thước lớn có trong nước thải hay rác có trong mương dẫn nước thải từ các nhà máy đến trạm xử lý nhằm bảo vệ các thiết bị cơ khí trong hệ thống xử lý.
Bể gom nước thải
Bể gom được thiết kế đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh của cả cụm công nghiệp.
Thiết bị tách rác tinh
Thiết bị tách rác tinh được lắp đặt nhằm loại bỏ các loại rác thô có kích thước nhỏ, thiết bị có thể tách 70-95% lượng rác có kích thước nhỏ hơn 1mm. Rác được giữ lại trên thiết bị tách rác tinh có độ ẩm khoảng 80-90%, khối lượng riêng khoảng 900-1.100 kg/m3. Lượng rác thu được có thể được thu gom tập trung, vận chuyển đến các bi chôn lấp, hoặc đốt trong các lò đốt rác.
Bể điều hòa
Bể điều hoà có chức năng điều hoà lưu lượng, là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng. Ngoài tác dụng điều hoà lưu lượng, bể còn có tác dụng điều hoà nồng độ các chất ô nhiễm và xử lý một phần chất ô nhiễm.
Các lợi ích cơ bản của việc điều hòa lưu lượng có thể được nêu ra như sau:
Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do giảm đến mức thấp nhất hiện tượng “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hàa và ổn định;
Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Để tránh lắng cặn và hiện tượng phân huỷ yếm khí gây mùi, hệ thống phân phối khí thô được lắp đặt dưới đáy bể.
Hệ thống khuấy trộn dạng sục khí đáy được lắp đặt trong bể điều hòa. Việc sử dụng hệ thống dạng sục khí sẽ làm giảm chi phí điện năng vì khí được lấy gián đoạn từ máy thổi khí của nhà máy xử lý nước thải tập trung, quá trình vận hành và bảo dưỡng cũng đơn giản hơn rất nhiều so với dạng khuấy cơ học. Bể điều hòa có thể được thiết kế với thời gian lưu nước ít nhất là 6 giờ, dao động từ 6 – 8 giờ, tính cho lưu lượng trung bình. Dung tích chứa nước càng lớn thì độ an toàn (về nhiều mặt) càng cao. Bể điều hoà được sử dụng để điều hoà lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm.
Để bơm nước lên các công trình tiếp theo, bơm chìm thường đươc lắp đặt trong bể điều hòa với số lượng đủ để vận hành luân phiên và dự phòng, thường là 02 bơm làm việc luân phiên.
Bể keo tụ - bể tạo bông
Nước thải từ bể điều hoà được bơm cưỡng bức lên bể keo tụ. Tại đây, pH của nước thải được hiệu chỉnh phù hợp cho công trình xử lý tiếp theo bằng cách châm vào nước thải các hoại hóa chất hiệu chỉnh pH như acid hoặc xút. Để quá trình phản ứng diễn ra hoàn toàn, bể keo tụ được lắp đặt bộ cánh khuấy để khuấy trộn hoàn toàn nước thải với hóa chất hiệu chỉnh pH.
Sau khi hiệu chỉnh pH, chất keo tụ cũng được châm vào bể nhằm phân phối đồng đều bông cặn. Mục đích của quá trình keo tụ là làm giảm độ đục, khử màu, kim loại nặng, cặn lơ lửng, một phần COD trong nước thải.
Nước thải từ bể keo tụ tiếp tục chảy tràn vào bể tạo bông. Tại bể tạo bông, hóa chất trợ keo tụ kích thích quá trình hình thành các bông cặn lớn hơn được châm vào hòa trộn với nước thải để đảm bảo sự vận hành hiệu quả của bể lắng phía sau.
Bể lắng bùn hóa lý
Quá trình keo tụ sẽ làm phát sinh và gia tăng liên tục lượng bùn. Do đó, bể lắng hóa lý được thiết kế để thu gom lượng bùn.
Bể lắng bùn hóa lý được thiết kế đặc biệt với các tấm lắng vách nghiêng tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống đáy bể và được gom vào tâm nhờ hệ thống gom bùn lắp đặt dưới đáy bể. Bùn sau khi lắng được bơm trực tiếp về bể nén bùn. Phần nước trong sau lắng được thu lại bằng hệ máng thu nước răng cưa được bố trí trên bề mặt bể và tiếp tục được dẫn sang bể sinh học hiếu khí.
Bể sinh học hiếu khí
Tại bể sinh học hiếu khí, các tạp chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan còn lại sau quá trình xử lý hóa học tiếp tục được xử lý và chuyển hóa thành bông bùn sinh học. Các máy thổi khí (Air Blower) hoạt động luân phiên và hệ thống phân phối dạng đĩa có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10mm sẽ cung cấp oxi cho bể sinh học. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ thành nước và carbonic, chuyển hóa nitơ hữu cơ và amonia thành nitrat NO3-. Mặt khác, hệ thống phân phối khí còn có chức năng xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính, tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các chất cần xử lý.